Karofi Việt Nam

7 vấn đề của nước sinh hoạt và cách xử lý nước

7 vấn đề của nước sinh hoạt và cách giải quyết

Bạn có tự tin nguồn nước mình đang sử dụng an toàn?

Trên thực tế, bằng mắt thường bạn có thể biết được nước nhà mình đang nhiễm chất gì. Hãy cùng Karofi Việt Nam tìm hiểu về 7 vấn đề thường gặp nhất của nước sinh hoạt để tìm cách bảo vệ sức khỏe gia đình mình nhé!

Tham khảo: Cách nhận biết nước gia đình nhiễm chất gì

7 vấn đề của nước sinh hoạt và cách giải quyết
7 vấn đề của nước sinh hoạt và cách giải quyết

 

7 vấn đề của nước sinh hoạt và cách xử lý nước

 

nước nhiễm phèn - phèn sắt
Nước nhiễm phèn – phèn sắt

Nước nhiễm phèn – nhiễm phèn sắt

Nước nhiễm phèn thường có biểu hiện đóng lớp màu vàng ố trên các thiết bị sử dụng, ngửi thấy mùi tanh và chua.

Giải pháp xử lý nước nhiễm phèn

Thực chất của phương pháp xử lý phèn là quá trình xử lý sắt. Khử sắt bằng cách làm giàu oxy cho nước, tạo điều kiện để Fe2+ oxy hóa thành Fe3+, thực hiện thủy phân để tạo thành hợp chất ít tan Fe(OH)3, sau đó dùng bể lọc giữ lại hợp chất ít tan này.

Với phương pháp này chỉ lọc được 1 phần chứ không thể lọc sạch hoàn toàn. Phương pháp triệt để nhất là sử dụng công nghệ lọc RO.

 

 

Nước cứng ( nước nhiễm canxi )
Nước cứng ( nước nhiễm canxi )

Nước cứng ( nước nhiễm canxi )

Nước cứng là vấn đề phổ biến và có ở khắp các nguồn nước sinh hoạt trên thế giới. Biểu hiện của nước cứng là đóng lớp mảng trắng trên đường ống và trong các thiết bị đun nấu dẫn tới hư hại thiết bị, đường ống. Nguyên nhân là trong nước có chứa các ion Mg2+ và Ca2+.

Sử dụng nước cứng lâu dài dễ mắc bệnh sỏi thận, tắc động mạch vành do đóng cặn vôi ở thành trong của động mạch, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.

Tham khảo: Cách phát hiện nguồn nước nhiễm Canxi ( đá vôi )

Giải pháp xử lý nước cứng, xử lý nước nhiễm Canxi

Có nhiều phương pháp làm giảm độ cứng của nước, từ đơn giản đến phức tạp. Các phương pháp phổ biến mà các hộ gia đình dễ dàng áp dụng như đun nóng nước, chưng cất, điện phân thường đơn giản, dễ thực hiện nhưng chỉ xử lý được tạm thời. Nước sau khi đun nấu, chưng cất chỉ nên sử dụng trong vòng 24h, để càng lâu độ cứng càng cao gây ảnh hưởng sức khỏe.

 

 

Nước có mùi Clo
Nước có mùi Clo

Nước có mùi Clo

Clo thường được sử dụng để khử trùng nước sinh hoạt. Thông thường khi khử trùng bằng clo, người ta thường để lại 1 lượng clo dư nhằm mục đích ngăn ngừa sự tái nhiễm của vi khuẩn trong quá trình phân phối, vận chuyển và trữ nước tại nhà. Tuy nhiên, sử dụng nước có hàm lượng Clo vượt quá tiêu chuẩn (0,5mg/l) có thể gây ngộ độc.

Giải pháp xử lý nước có mùi Clo

Cách đơn giản nhất ta có thể phơi nước ở nơi thoáng khí 1 thời gian để Clo bay hơi bớt. Nhưng phương pháp này không xử lý được triệt để Clo dư trong nước, và rất mất thời gian.

 

 

 

Nước có mùi khai
Nước có mùi khai

Nước có mùi khai

Những mẫu nước nhiễm amoni ở nồng độ cao từ 20mg/l có thể ngửi thấy mùi khai. Do đó, khi ngửi thấy mùi này nước đã bị ô nhiễm khá nặng. Ngoài cách phát hiện qua mùi, khi luộc thịt kĩ mà thịt vẫn có màu hồng như chưa chín thì rất có thể nước đã nhiếm amoni.

Tuy Amoni không trực tiếp gây độc cho con người, nhưng sản phẩm chuyển hóa từ Amoni thành Nitorit/Nitorat là yếu tố dễ gây độc.

Giải pháp xử lý nước có mùi khai

Có thể khử bớt Amoni bằng Clo, nhưng lại dễ dẫn đến tình trạng dư clo trong nước. Cách tốt nhất khi nguồn nước bị nhiễm Amoni là sử dụng máy lọc nước gia đình.

 

 

 

Nước có mùi mốc
Nước có mùi mốc

Nước có mùi mốc

Mùi mốc trong nước thường do các chất rắn bị phân hủy trong nước chưa được loại bỏ, hoặc trong nước có lẫn nhiều tạp chất, rong rêu cũng có thể ngửi được mùi này.

Nước có mùi không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe.Một số bệnh về đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn…, bệnh ngoài da, hoặc bệnh hen suyễn, tim mạch, ung thư bàng quang… đều có tỷ lệ mắc phải cao hơn ở người dùng nước có mùi.

Giải pháp xử lý nước nhiễm mùi mốc

Biện pháp hữu hiệu nhất và được thế giới khuyến cáo là sử dụng máy lọc nước RO, nhưng cần lưu ý phải tìm sản phẩm đúng chất lượng.

 

 

Nước đục, vẩn đục lơ lửng
Nước đục, vẩn đục lơ lửng

Nước đục, vẩn đục lơ lửng

Không khó để quan sát và nhận ra nguồn nước bị đục bằng mắt thường. Nguyên nhân nước đục là do các hợp chất vô cơ/hữu cơ khó hòa tan. Các hoạt chất có đủ kích cỡ khác nhau. Những hạt có khối lượng nặng sẽ chìm xuống đáy, những hạt nhỏ nhẹ hơn sẽ lơ lửng trong nước, khiến nguồn nước không trong, vẩn đục.

Nguồn nước bị đục dễ khiến đường ống nước bị tắc, ăn mòn, quần áo dễ bị ố bẩn. Đây cũng là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn có hại phát triển, nếu không xử lý kịp thời có thể bùng phát thành dịch bệnh.

Giải pháp xử lý nước vẩn đục

Phương pháp xử lý gọn nhẹ và dễ dàng nhất là sử dụng bộ lọc Micro. Các bộ lọc trầm tích đơn giản và gọn nhỏ có kích thước lỗ khác nhau để xử lý các hạt có kích thước khác nhau, từ 1-100micron và có hiệu quả nhất để xử lý nước đục. Bộ lọc trầm tích được xếp li theo phương tiện truyền thông polyester bền và không dệt, có khả năng chống cả vi khuẩn và hóa chất. Thiết kế xếp li cho phép các hộp lọc được rửa sạch và tái sử dụng. Bộ lọc được sản xuất từ một dây polypropylene bền quấn quanh một lõi cứng polypropylene. Hộp lọc được sử dụng kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm tùy thuộc vào mức độ đục của nước.

 

 

 

Nước nhiễm Asen
Nước nhiễm Asen

Nước nhiễm Asen

Kể cả khi nguồn nước nhà bạn không màu, không mùi, không vẩn đục, nguồn nước đó cũng không thể loại trừ khả năng bị nhiễm asen. Nhiễm asen trong nguồn nước chủ yếu do con người gây ra từ thuốc trừ sâu, thuốc phun hoa quả… lẫn vào mạch nước ngầm.

Đặc biệt ở Việt Nam từng trải qua giai đoạn chiến tranh rất dài, nhiều chất độc hại chứa asen được thả xuống lãnh thổ và ngấm vào mạch nước ngầm.

Theo các nhà khoa học, asen có thể gây ra tới 19 loại bệnh khác nhau. Nếu bị nhiễm độc asen, dù với liều lượng nhỏ, tích tụ lâu dài sẽ gây ra mệt mỏi, buồn nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, rụng tóc, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, viêm dạ dày, ung thư… Nếu nồng độ asen trong nước cao có thể gây ngộ độc cấp tính, ung thư, thậm chí có thể chết ngay. Các nhà khoa học còn gọi asen là “sát thủ vô hình”, “thảm họa môi trường”.

Giải pháp xử lý nước nhiễm Asen.

Các biện pháp lọc thủ công thông thường có thể lọc được cặn bẩn và các chất rắn to, nhưng không thể lọc được asen

 

Phương pháp triệt để nhất là sử dụng công nghệ lọc RO. Máy lọc nước thông minh Karofi được nghiên cứu và phát triển để loại bỏ vấn đề trên, vì vậy nếu phát hiện tình trạng nói trên, hãy comment để được tư vấn bạn nhé!

Tham khảo: 3 ưu điểm vượt trội của công nghệ lọc RO

Ngoài ra, nếu nước nhà bạn gặp bất cứ vấn đề nào khác, bạn hoàn toàn có thể đến địa chỉ của Karofi Việt Nam hoặc gọi điện thoại tới các điểm trên khắp toàn quốc để được thử nước và tư vấn miễn phí. Hệ thống cửa hàng Karofi phục vụ tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0967346068
0967346068